Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Trung tâm Y tế Thành phố Hải Phòng
Y tế và Bảo hiểm: Mối quan hệ “win – win”
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, mối quan hệ giữa y tế vào bảo hiểm là mối quan hệ tương nhượng, đều thắng “win – win”, để người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Các cơ sở y tế phải có điều kiện thuận lợi, nguồn tài chính bền vững để cung cấp dịch vụ đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh phải ngày càng tăng. Và ngược lại, cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo thanh toán chi phí một cách phù hợp.

Ngày 16/10, tại TP.HCM, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị Giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (sử dụng dịch vụ y tế, giám đinh, tạm ứng, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Chủ trì là PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế và TS. Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Tỷ lệ chi tiền túi của người dân đã giảm

“Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng lên rõ rệt, vượt qua chỉ tiêu được đặt ra. Sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế, thông tuyến, giúp người dân được hưởng các kỹ thuật, thay vì phải trả tiền túi như trước kia, đã được bảo hiểm xã hội thanh toán, kể cả những dịch vụ cao, thuốc đắt tiền, trong khi mệnh giá rất khiêm tốn, chỉ khoảng 30 usd tương ứng hơn 600.000 đồng,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

 

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, mối quan hệ giữa y tế vào bảo hiểm là mối quan hệ tương nhượng

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, mối quan hệ giữa y tế vào bảo hiểm là mối quan hệ tương nhượng, đều thắng “win – win”, để người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Ảnh: An Quý

 

Ngoài ra, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, thay đổi cơ chế tài chính và phương thức quản trị đã giúp các cơ sở khám chữa bệnh có nguồn thu cao hơn một cách “chính trực” để từ đó ứng dụng các kỹ thuật cao, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn, cơ sở vật chất khang trang hơn (giường có drap trải tươm tất hơn, quạt, ghế ngồi, số điện tử cho bệnh nhân đến khám, trang phục nhân viên thay đổi, bệnh viện xanh – sạch – đẹp hơn…), người đến khám cũng cảm thấy thoải mái hơn. Bước đầu, các cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập có một sự cạnh tranh một cách lành mạnh.

“Tỷ lệ chi tiền túi trong khám chữa bệnh của người dân đã giảm hẳn. Đây là đích đến mà bất cứ một xã hội nào cũng phải đạt được để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh và không để lại phía sau những người bệnh không có tiền và có thể chết vì không có thuốc điều trị. Với chính sách hỗ trợ bảo hiểm người nghèo là 100% và đồng chi trả 0 đồng. Trong đó, thông tuyến thể hiện được quyền lợi người dân,” Bộ trưởng nêu rõ.

Không “lạm dụng” người dân

Tuy nhiên, chính sách nào cũng không bao giờ hoàn hảo và có những tác động đến kinh tế xã hội. Với những tác động đó, giá dịch vụ tăng, thông tuyến, ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán điều trị tăng, thuốc tốt được đưa vào sử dụng, chuyển giao kỹ thuật…Ví dụ, trước đây tuyến huyện chưa mổ được nội soi thì bây giờ đã được mổ và mổ rất nhiều ca, dẫn đến chi phí y tế ở tuyến huyện tăng lên.

Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ. Bởi vì, tổng không thay đổi bao nhiêu, mệnh giá bảo hiểm khá thấp, trong khi mức hưởng bảo hiểm của chúng ta, so với nhiều nước, là khá cao. Quỹ bảo hiểm vỡ, người sử dụng quỹ cũng sẽ thập phần lo lắng vì tiền ở đâu để chi trả.

“Một điều căng thẳng, bên khám chữa bệnh muốn dùng nhiều kỹ thuật, thuốc tốt, thậm chí là kê nhiều thuốc kháng sinh kể cả vitamin... Bảo hiểm xã hội sợ vỡ quỹ, đặt nhiều quy định “gây khó khăn” không thanh toán kịp thời, từ chối thanh toán, chậm không thanh toán; bên cạnh đó là vấn đề kiểm tra, xuất toán... căng thẳng hai bên, mệt nhất người dân,” Bộ trưởng thẳng thắng nêu ra những khó khăn.

Để làm được điều đó, các cơ sở y tế cần phải tuân thủ chỉ định phác đồ điều trị, toa thuốc đặc biệt là toa thuốc điện tử, bình luận án, sử dụng các vitamin, các chất bổ trợ, các kháng sinh, chẩn đoán cận lâm sàng (huyết học - sinh hóa), chẩn đoán hình ảnh và các chẩn đoán phụ cận…

Đặc biệt, khi bệnh viện tự chủ, đưa lương vào trong giá, phải tự trả lương cho cán bộ nhân viên y tế và đầu tư các chi phí khác để nâng cao chất lượng…, tâm lý dễ xảy ra là “thu càng nhiều”. Nhưng thực tế là “thu càng nhiều càng ít” lại càng phải có những tuân thủ chỉ định. Mặt khác, xã hội hoá, đặt máy liên doanh, liên kết, cái tốt là ngân sách không có, nhờ đó mà tăng trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhưng khi ứng dụng vào chữa trị cho bệnh nhân, các cơ sở điều trị vẫn phải nêu cao y đức, không lạm dụng cho bệnh nhân.

 

Người dân ngày càng có cơ hội tiếp cận với các kỹ thuật điều trị mới

Người dân ngày càng có cơ hội tiếp cận với các kỹ thuật điều trị mới. Ảnh: An Quý

 

“Các bệnh viện ở nước ngoài có phác đồ điều trị, có phần mềm kiểm tra đối chứng đơn thuốc, và phương thức chi trả hoặc là khoán hoặc là theo nhóm ca bệnh. Công nghệ phần mềm là giám định từng bệnh án một, chứ không phải ngẫu nhiên 10 – 20% như chúng ta. Mệnh giá bảo hiểm lại rất cao. Trong khi đó mệnh giá bảo hiểm của chúng ta rất thấp, nên cả hai cần có những sự chia sẻ. Nội bộ ngành y tế kiên quyết không lạm dụng, trục lợi, đấy là vi phạm pháp luật cũng như đạo đức nghề nghiệp, phá vỡ hệ thống chung của quỹ, của người bệnh và của chính ngành y tế,” Bộ trương nhấn mạnh.

Điều trị tốt nhất nhưng phải trong khả năng chi trả

Theo bà, để giải quyết các bất cập, hai bên đều thắng để có sự tương nhượng. Về y tế, hết lòng vì bệnh nhân, chọn phác đồ tốt nhất, sử dụng kỹ thuật tốt nhất, thuốc tốt nhất nhưng phải nằm trong khả năng chi trả; không lạm dụng để phá vỡ quỹ bảo hiểm.

Hệ thống bảo hiểm xã hội thực chất là cơ quan giữ tiền của người dân và quỹ ngắn hạn, về nguyên tắc phải chi trả. Nhiều năm trước, người dân chưa được tiếp cận dịch vụ, do giá dịch vụ thấp. Nhưng từ 2016, các dịch vụ y tế bắt đầu điều chỉnh giá… chắc chắn tăng chi phí là điều phải xảy ra. Vì vậy, với thời kỳ hội nhập, quỹ năm nào cần giải quyết dứt điểm năm đó, và thêm quỹ dự phòng. Muốn vậy, chi phí chi trả bảo hiểm phải có mức trần, khoán, phương thức chi trả công khai minh bạch, phác đồ điều trị rõ ràng, danh mục thuốc có hạn chế.

Bộ Y tế đã thành lập hội đồng tư vấn về bảo hiểm y tế, thành lập “đội đặc nhiệm” để giải quyết các vướng mắc, và vừa rồi thành lập một hội đồng với nhiều chuyên gia quốc tế để đánh giá khả năng chi trả và hiệu quả các kỹ thuật hay thuốc điều trị mới. Ví dụ, dự kiến danh mục thuốc mới đưa vào khoảng 100 loại nhưng sau khi đánh giá, chỉ đưa vào danh mục là 40 loại.

Liên quan đến bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe người dân, Bộ trưởng cho rằng khi vào bệnh viện điều trị bệnh là việc đã rồi, giải quyết phần ngọn rất tốn kém, điều chính yếu là chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm ăn uống, lối sống, đặc biệt khám chữa bệnh ở tuyến ban đầu. Qua đó tăng cường tuyến mặt trận, như các nước có hai hệ thống y tế: hệ thống chuyên sâu bao gồm các bệnh viện, hệ thống thứ hai rất lớn chiếm 39% chi phí khám chữa bệnh hay chi phí bảo hiểm y tế là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (trung tâm y tế cộng đồng, hay chúng ta gọi là trạm y tế xã; và phòng khám theo mô hình bác sĩ gia đình).

Ở tuyến khám chữa bệnh ban đầu này, người dân sẽ được tiêm chủng, ăn uống, theo dõi thể trạng – cân nặng, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa và quản lý các bệnh mạn tính: tim mạch, thuốc cao huyết áp, tiểu đường, suyễn, giảm nhẹ ung thư... Chi phí chắc chắn sẽ giảm hơn nhiều so với tuyến trên và bớt phiền hà.



Thông tin mới nhất




Đăng nhập