Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Trung tâm Y tế Thành phố Hải Phòng
Nỗ lực của ngành y tế là yếu tố tiên quyết
Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết (SXH) đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc mới chỉ còn rất ít. Để có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ý thức tham gia phòng, chống dịch của mọi người dân thì nỗ lực của ngành y tế chính là những yếu tố tiên quyết trong việc giảm số ca mắc bệnh, không để phát sinh thêm số ca tử vong.

Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết (SXH) đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc mới chỉ còn rất ít. Để có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ý thức tham gia phòng, chống dịch của mọi người dân thì nỗ lực của ngành y tế chính là những yếu tố tiên quyết trong việc giảm số ca mắc bệnh, không để phát sinh thêm số ca tử vong.

Nỗ lực của cả hệ thống y tế
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã rất chủ động và quyết liệt triển khai các giải pháp để ngăn chặn dịch SXH, nhất là ở địa bàn Hà Nội. Khi tình hình dịch bắt đầu gia tăng ở các thành phố lớn, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... cùng với các biện pháp nghiệp vụ, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có sự chỉ đạo quyết liệt, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả ngay từ cơ sở, như: Tổ chức các đội diệt lăng quăng, bọ gậy; phun thuốc diệt muỗi... Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn cũng tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch SXH. Các bệnh viện trong quân đội không những thu dung, điều trị những người mắc SHX mà còn tăng cường lực lượng phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức dập dịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh SXH một cách hiệu quả...

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dịch SXH năm nay diễn biến bất thường và đến sớm. Cao điểm, có những ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân SXH đến khám. Để chống dịch, các bác sĩ đã phải làm ngoài giờ, làm việc cả ngày nghỉ, hủy bỏ nghỉ phép, tuân thủ mọi lệnh điều động đáp ứng cho nhu cầu khám, chữa của người bệnh. Có thời điểm, bệnh nhân quá tải nên bệnh viện phải mượn gần 400 giường của một số công ty thiết bị y tế để tránh tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép. Thậm chí, bệnh viện tận dụng nhiều nơi, như: Hội trường, hành lang, phòng làm việc của nhân viên y tế... để làm nơi điều trị cho bệnh nhân. Cùng với chủ động phân tuyến và ứng dụng tốt phác đồ điều trị SXH của Bộ Y tế nên việc điều trị cho người bệnh bảo đảm an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, bệnh viện cũng tổ chức 6 lớp tập huấn cho các bệnh viện tuyến dưới trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân SXH để giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Không chủ quan
Mặc dù chúng ta mới tạm thời khống chế được dịch SXH, nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay, nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển thì nguy cơ dịch SXH vẫn có thể diễn biến phức tạp với số mắc gia tăng nếu chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. PGS, TS Trần Đắc Phu cho biết, dự báo tình hình SXH sẽ còn gia tăng trong các tháng cuối năm, người dân phải biết tự bảo vệ chính bản thân mình.

Bệnh SXH đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế đã có khuyến cáo mạnh mẽ người dân đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần, thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Đồng thời loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng, như: Chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Phối hợp với ngành y tế và các ngành liên quan để phun hóa chất vì mầm bệnh vẫn ở trong cộng đồng. Song song với khuyến cáo, ngành y tế vẫn tổ chức phun hóa chất để bảo đảm không phát sinh ổ dịch mới. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch SXH và các loại dịch bệnh khác...

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thông tin mới nhất




Đăng nhập